Bắt chước Đánh lừa ở động vật

Một con bướm có cánh hình mắt lớn

Cách khác là động vật biến hình thành thứ gì khác hấp dẫn hoặc có vẻ ngoài nguy hiểm. Bạch tuộc biến hình là một loài động vật thuỷ sinh thông minh có khả năng bắt chước các động vật biển khác nhau bao gồm cả cá, sư tử, rắn biển, cá đuối gai độc và sứa. Ngoài chuyển động cơ thể, chúng cũng có thể biến thành màu sắc của động vật chúng chọn để bắt chước. Chúng cũng sử dụng thay đổi màu sắc để pha trộn với môi trường xung quanh. Loài hổ còn có thể giả dạng tiếng kêu của các loài khác để thu hút con mồi (chẳng hạn như lợn rừng, hươu, nai)[2]

Loài bạch tuộc có thể bắt chước hình dáng của hơn 15 loài khác nhau bao gồm rắn biển, mao tiên hay cá thờn bơn, cỏ chân ngỗng. Chúng sử dụng những khớp xoắn có sẵn trong xúc tu để biến đổi cơ thể trong khoảng thời gian ngắn. Sự thay đổi hình dáng bên ngoài được loài bạch tuộc thực hiện khi chúng nhận thấy có mối đe dọa và phản ứng đầu tiên là bắt chước thành chính kẻ thù mình. Bạch tuộc bắt chước còn có khả năng nhận biết động vật để mạo danh. Ví dụ, khi bạch tuộc bị tấn công bởi loài cá biển chuyên sống ở rạn san hô, nó sẽ biến mình thành một chú rắn biển dài, có màu vàng đen để đe dọa rồi sau đó lẩn trốn[3].

Một loài nhộng bướmCosta Rica thường trú trong các chiếc lá cuộn tròn. Khi nhìn ngước lên, đôi mắt giả trên cơ thể con nhộng khiến những con chim nhỏ có ý định tiến lại gần phải sợ hãi và tránh xa. Một loài côn trùng được gọi là Hyalymenus nymph có hình dáng và hành động giống như các con kiến ăn nhựa cây. Nhờ đó, các loài có ý định tấn công chúng sẽ tránh xa vì cho rằng đây là những con kiến hung dữ. Tuy nhiên, nếu đàn kiến phát hiện được cách ngụy trang này, chúng sẽ tấn công các con côn trùng[4]

Sâu Cyphonia clavata có điểm đặc biệt là có thêm một phần thừa hình con kiến trên lưng. Phần thừa này khiến kẻ thù của chúng chán nản mà bỏ đi. Hoặc loài rắn chúa ở Mỹ (không có độc) nhưng bắt chước màu sắc của rắn san hổ (loài kịch độc) để lừa các loài ăn thịt. Với ngoại hình khá giống với rắn san hô đỏ cực độc, nhưng rắn sữa hoàn toàn vô hại. Để phân biệt rắn sữa và rắn san hô đỏ, người ta căn cứ vào màu sắc của thân: sọc đỏ nằm cạnh sọc đen là rắn sữa, sọc đỏ nằm cạnh sọc vàng là rắn san hô đỏ. Hoặc các loài trong họ ruồi giả ong thường có ngoại hình giả dạng thành các loài ong vò võ để làm các con vật săn mồi thôi ý định tấn công.

Kiểu Bates

Bắt chước kiểu Bates
Một con rắn san hô độc
Một con rắn sữa vô hại

Đây một kiểu bắt chước trong sinh học được đặt tên theo nhà tự nhiên học người Anh Henry Walter Bates. Trong kiểu bắt chước này thì một loài không độc hại giả trang giống như một loài độc hại nhằm tránh khỏi bị săn bắt bởi những loài ăn thịt chúng. Một ví dụ tiêu biểu nhất là loài ruồi giả ong giả trang thành ong để khiến cho chim chóc sợ mà không dám tấn công chúng. Một ví dụ khác là một số loài bướm giả trang thành loại khác có vị khó ăn khiến cho chim không muốn ăn chúng. Bắt chước kiểu Bates là loại bắt chước thông thường nhất và được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất. Sự bắt chước không chỉ giới hạn ở bề ngoài, màu sắc, hình dạng mà còn có thể bắt chước về mùi, về âm thanh, thái độ và động tác.

Kiểu Müller

Bắt chước kiểu Müller là một hiện tượng tự nhiên trong đó hai sinh vật nguy hiểm hay độc hại bắt chước lẫn nhau để de dọa hay cảnh cáo những động vật nào muốn ăn chúng. Khác với bắt chước kiểu Bates, ở đây cả hai loài động vật đều độc hai. Do hai loài giống nhau nên có lợi cho cả hai, khi một sinh vật ăn thịt một con thì nó nhận thức ra rằng nên tránh luôn con kia. Loại bắt chước này được miêu tả và đề xướng bởi Fritz Müller năm 1878

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đánh lừa ở động vật http://animals.howstuffworks.com/mammals/zebra-str... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3348900 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17830957 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22590606 http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/nghe-thuat-a... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/soc-tren-min... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/soc-van-o-ng... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/than-lan-dut... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/vi-sao-than-...